Được hỗ trợ bởi Dịch
 
EKIT Việt Nam

Thiết kế hệ thống cấp điện cho ngôi nhà

EKIT Vietnam Friday, 21 May, 2021

Thiết kế và thi công đường trục cấp nguồn điện đến bảng điện tổng:

– Nhánh dây từ đường trục hạ thế đến công tơ điện nói chung là thuộc trách nhiệm của ngành điện. Đường trục sau công tơ là đường trục chính cấp điện đến bảng điện tổng trong nhà. Đường trục này cũng như các loại dây điện khác trong nhà chỉ nên trọn loại dây ruột đồng, tiết diện dây nên chọn lớn hơn khả năng tải hiện tại để dự phòng khả năng trong nhà có thêm thiết bị điện mới.

– Nếu đường cấp điện trước bảng điện tổng là đường cáp ngầm thì bảng điện tổng nên đặt ở tầng trệt. Vị trí đặt lựa chọn sao cho vừa bảo đảm mỹ quan, vừa bảo đảm nếu phải sửa chữa sự cố đường cáp ngầm thì không phải đào các công trình kiến trúc trong nhà.

– Thường khi đường trục cấp điện đến bảng điện tổng là đường cáp treo thì bảng điện tổng được đặt ở chân cầu thang tầng 2. Đặt như vậy là hợp lý nhất. Vừa bảo đảm các đường nhánh phân phối đến các tầng là ngắn nhất vừa bảo đảm vận hành bảng điện là thuận tiện. Nếu có điều kiện thì nên chọn vị trí bảng điện tổng ở chỗ che khuất để đảm bảo mỹ quan.

– Bảng điện tổng là một hộp nhựa được chon ngầm trong tường, mặt trước là cửa có bản lề, khi mở cánh cửa này, ta tiếp cận được với các núm thao tác các áptômát (có bán sẵn ở các cửa hàng đồ điện).

Vị trí núm các áptômát phải được ghi rõ là cấp điện đi đâu để khi cần thiết phải cắt điện toàn bộ hay từng tầng trong nhà thì không bị nhầm lẫn.

 

– Các áptômát tổng cũng như các áptômát nhánh đi các tầng không nên dùng Aptomat kiểu có bảo vệ so lệch có dòng dò nhỏ, loại này tuy rất an toàn cho bảo vệ chống điện giật, nhưng vì dòng điện so lệch tác động quá nhậy (chỉ vài chục mA) nên 1 số gia đình đã thử đặt loại Aptomat này đã bị Aptomat tác động nhầm khi thời tiết ẩm ướt nặng, lúc đó cách điện các đường dây và thiết bị điện trong nhà bị nhiễm ẩm và bị dò điện. Để khắc phục sự cố này các bạn nên sử dụng loại đảm bảo chất lượng, có thể dùng RCCB + MCB hoặc chỉ cần dùng RCBO, cần tính dòng dò cao để không phải gặp những tình huống rắc rối khi trời ẩm ướt. (Simon sử dụng RCBO: tương đương 1 MCB chống quá tải + 1 RCCB chống dò).

Cách đi dây trong nhà:

Từ sau các áptômát nhánh của bảng điện tổng, ta bắt đầu đi dây đến từng tầng và vào các buồng. Đường dây này được chôn ngầm nằm ngang trên cao, cách trần nhà 30-40cm.

– Đường dây đi ngang trên cao như vậy sẽ không trở ngại cho việc khoan tường để treo tranh hoặc treo các vật khác.

– Lấy đường ranh giới mầu trần và tường làm đường chôn ngầm dây điện giúp ta xác định vị trí đường điện đi ngầm bên trong tường.

Đường chôn ngầm nằm ngang nên lợi dụng hàng lỗ rỗng của gạch tuy nen làm đường đi dây ngầm, chỉ cần đục bỏ phần gạch phía ngoài lỗ.

Trong đường chôn ngầm này thường đi chung các đường điện sau đây: 

– Đường trục chính phân phối điện trong buồng.
– Các đường nhánh đến đèn treo tường và đèn trần cũng như đến các ổ cắm.
– Đường dây điện thoại.
– Đường cáp đồng trục cho ăngten tivi hoặc cáp truyền hình.

ÐI DÂY NỔI

Ưu điểm:

– Chi phí lắp đặt không quá lớn

– Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố

– Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình.

– Không cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng

Nhược điểm:

– Tính thẩm mĩ không cao

– Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng

ÐI DÂY CHÌM

Ưu điểm:

– Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ

– Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài

Nhược điểm

– Chi phí lắp đặt cao

– Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện

– Việc sửa chữa, khắc phục sự cố có phần phức tạp

NÊN

– Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng (có nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường).

– Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện (1 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng phòng, từng loại thiết bị, càng chi tiết càng tốt bởi khi xảy ra sự cố thì nó sẽ dễ nhảy tránh cháy nổ nhà gây thiết hại lớn).

– Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.

KHÔNG NÊN

– Lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.

– Lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet…

– Lắp đặt đường dây mà không có các đường ống bảo vệ.

 

Mạng điện là yếu tố chi phối việc sử dụng các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt gia đình. Ngay từ khi bắt đầu thiết kế, xây dựng, thì việc chuẩn bị, lên kế hoạch lắp đặt hệ thống điện là rất cần thiết để đảm bảo yếu tố: An toàn, thẩm mĩ và tiết kiệm cho ngôi nhà

Dùng nổi hay chìm…

Lắp đặt mạng điện trong gia đình hiện nay chủ yếu sử dụng hai phương pháp là đi dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, các gia đình nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí.

Đi dây nổi là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây được dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà được xây dựng hoàn tất.

Phương pháp đi dây chìm (dây ngầm) lại sử dụng các đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.

… An toàn phải đi đầu  Việc lắp đặt mạng điện trong nhà cần đảm bảo tính an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cũng như khu dân cư trong khu vực. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các gia đình nên lựa chọn cách lắp đặt phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ và hiệu suất sử dụng tốt nhất.

Mạng điện ngầm cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng, lưu giữ sơ đồ này để thuận lợi cho việc sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt thiết bị về sau. Bên cạnh đó, vì đi dây dưới đất, đi ngầm trong tường nên cần chọn những ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy, nổ, thấm nước.

Khi lắp dây điện ngầm nên tính toán phần dây điện dự trữ, điều này tránh được việc khi cần di chuyển thiết bị thêm một khoảng cách nhỏ thì không cần nối thêm dây. Ngoài ra, khi có sự cố cần cắt bỏ một phần đầu dây dẫn thì vẫn còn phần dây dự trữ.

Với mạng điện nổi, cần tính toán vị trí đi dây ở vị trí cao, tránh bị ảnh hưởng, va chạm bởi sinh hoạt của con người. Ngoài ra, đường dây điện nổi không nên lắp đặt ở những nơi ẩm thấp, gần nguồn nước, nếu thấy đường dây bị dập, vỡ, phải ngay lập tức thay thế và hoàn thiện để đảm bảo an toàn.

Cách khắc phục khi đường điện bị chập:

– Chỗ cách điện đường cáp điện thoại dễ bị suy giảm nhất là chỗ đầu dây tách ra để đấu vào ổ giắc vì chố này đã bị bóc mất phần cách điện chính, chỉ còn cách điện riêng của từng sợi rất mỏng và yếu. Ta nhỏ vài giọt nhựa thông nấu chảy vào chỗ đã bóc cách điện chính để tách từng sợi con. Khi nhựa thông đông cứng sẽ bịt kín đường nhiễm ẩm ở chỗ tách dây.

– Đường điện thẳng đứng chôn ngầm đến đèn, đến bảng công tắc đèn và đến ổ cắm xuất phát từ đường trục nằm ngang và đường này bồ trí đúng đường tim thẳng đứng của bảng điện công tắc hoặc ổ cắm, như vậy cũng dễ cho việc xác định vị trí các đường chon ngầm thẳng đứng trong tưởng sau này.

– Đèn chiếu sáng trong từng buồng nên có 2 loại, loại đèn công suất nhỏ, dùng bóng compact để bật khi không có yêu cầu thật sang và loại đèn nê ông bóng gấy tiết kiệm điện 60cm hoặc 120cm để bật khi có yêu cầu thật sáng trong buồng.

Bảng công tắc đèn nên để riêng, không chung với bảng ổ cắm. Đó là loại bảng chôn ngầm, cần đấu đúng vị trí bật tắt (ở vị trí bật hiện ký hiệu chấm mầu đỏ trên núm bật tắt). Cũng nên chọn bảng có đèn LED màu xanh hoặc màu đỏ (màu xanh được ưa dung hơn) làm tín hiệu là bảng đang có điện và dễ tìm ra vị trí công tắc vào ban đêm. Bảng nên bố trí ở độ cao 1,5m (tính tới cạnh trên của bảng) ở trong buồng, cạnh cửa ra vào.

– Bảng công tắc đèn cho buồng tắm và buồng vệ sinh nên để phía ngoài buồng, cạnh cửa ra vào.
– Bảng ổ cắm điện được bố trí theo nguyên tắc: bất cứ một thiết bị điện di động nào khi cắm vào ổ, dây điện cũng không làm vướng lối đi lại.

– Bảng ổ cắm có loại 1 vị trí cắm, có loại 2 vị trí cắm. Nên chọn loại bảng ổ cắm có tấm nhựa che kín lỗ cắm, chỉ khi ta cắm phích điện vào thì tấm che này mới bị đẩy ra để đầu phích cắm vào được ổ. Như thế bảo đảm an toàn, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ. Bảng ổ cắm có thể để cạnh hoặc không để cạnh bảng công tắc đèn, thường thì không để cạnh nhau. Bảng thường đặt gần chỗ dự kiến sẽ cắm điện cho quạt, tivi, đèn bàn…

– Độ cao của bảng ổ cắm thường là 0,5m (tính tới mặt trên của bảng). ổ cắmcho tủ đầu giường được đặt thấp hơn ngay cạnh tủ. ổ cắm trong nhà tắm nên để cao trên 1,5m và ở chỗ ít có khả năng bị nước bắn vào.

– Dây dẫn điện ở các đèn hoặc ổ cắm thường là dây 1 ruột (để tiết kiệm chiều dài dây từ sau thiết bị điện trở về dây nguội chung). Tiết diện lựa chọn: 1,5mm2 cho đường điện đèn, 2,5mm2 cho đường điện ổ cắm.

– Bảng ổ cắm cho đường điện thoại và đường ăngten tivi hoặc cáp truyền hình nên bố trí không ở gần bảng công tắc điện và bảng ổ điện để khỏi nhầm lẫn. Bảng thường đặt ở độ cao 0,4m ở chỗ dự kiến sẽ đặt điện thoại hoặc tivi.

– Các thiết bị điện có công suất lớn như máy điều hoà, bình nước nóng không thể đấu qua công tắc bình thường mà cần đấu qua áptômát một pha riêng. Chọn loại áptômát hai cực 20A hoặc 16A cho mỗi thiết bị là thích hợp. Vị trí đặt bình nước nóng hay máy điều hoà cũng phải dự kiến trước để đi dây điện chôn ngầm đến đúng chỗ đó. Tiết diện dây cấp cho các thiết bị này chọn là 4mm2 (dây đơn hoặc dây đôi cách điện kép).

– Đối với bình nước nóng và bếp điện (nếu có) ngoài đường điện, phải làm thêm đường tiếp địa tiếp vào vỏ thiết bị. Dây tiếp địa là dây đồng trần hoặc cách điện có tiết diện 4mm2, dây này được đấu vào 1 cọc tiếp địa bằng sắt góc 75×75 trở lên, (hoặc sắt ống có diện tích bề mặt tương đương) dài từ 1,5m trở lên, chôn ngầm dưới đất ở chỗ đất thường xuyên ẩm ướt (chẳng hạn như ở đáy hố ga đường thoát nước).

– Có như vậy mới bảo đảm khi đang tắm mà vẫn bật bình nước nóng, nếu điện có rò cũng không nguy hiểm. Hiện nay đã có bán loại bình nước nóng chống rò điện (khi có điện rò là bình tự cắt điện ngay). Bếp điện cũng cần tiếp địa để khi bưng nồi nước nóng từ bếp ra trong lúc bếp bị rò điện thì cũng không bị điện giật gây phản xạ đánh đổ nước nóng gây bỏng.

– Đèn chùm treo trên trần phòng khách cùng nên dùng các bóng LED để tiết kiệm điện (có loại bóng LED phát ra ánh sáng vàng giống như màu sáng của bóng sợi nung).

– Đèn cầu thang cũng nên dùng bóng LED và có 2 công tác 3 cực cho 1 đèn để có thể bật ở chân cầu thang và tắt đầu trên cầu thang và ngược lại.

– Các loại nhà gỗ và nhà có vách ngăn bằng tường thạch cao thì đường điện trong nhà không chôn ngầm được. Lúc đó dùng đường điện đi trong các hộp máng tiết diện hình chữ nhật có 2 nửa, nửa gắn cố định vào công trình và nửa đậy bên trên. Tiết diện các loại máng cũng to nhỏ khác nhau, khi mua cần lựa chọn cho chứa vừa đủ số dây bên trong nhưng cũng không quá to, vì to thì vừa đắt vừa xấu. Lúc này các bảng điện, bảng công tắc điện và bảng ổ cắm cũng phải đặt nổi.

Những nguyên tắc lắp điện trong nhà:

– Các hệ thống điện thường do kỹ sư điện có chuyên môn thiết kế, nhưng với tư cách là chủ nhà cũng nên tìm hiểu các vị trí lắp đặt thiết bị điện, trên bản vẽ xem có phù hợp với mục đích sử dụng và bố trí nội thất trong nhà mình hay không.

– Bạn nên bàn bạc với các kỹ sư điện để chọn kiểu bóng đèn. Thông thường người ta hay căn cứ vào nhiệt độ, mầu sắc, tuổi thọ bóng đèn, hiệu suất sáng và tần suất sử dụng liên tục hay gián đoạn của những bóng đèn đó. Khi đã chọn những loại bóng đèn phù hợp với ngôi nhà, thì bạn cũng nên cân nhắc đến kiểu chiếu sáng.

Hãy ghé thăm chúng tôi !

        YouTube - Ứng dụng trên Google Play

Bạn đang xem: Thiết kế hệ thống cấp điện cho ngôi nhà
Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Xem giỏ hàng