1. Thi công lắp đặt mạng điện cho nhà ở cấp 4 có khó không
Việc thi công lắp đặt mạng điện cho nhà ở cấp 4 thực sự không khó lắm khi bạn hiểu được nguyên lý hoạt động của dòng điện. Với nhà ở cấp 4 thì hệ thống mạch điện cũng khá đơn giản và dễ lắp đặt chứ không như các loại nhà cao tầng khác. Để đơn giản hơn khi lắp đặt cũng như sữa chữa bạn có thể chọn cách lắp nổi. Sau đây cúng ta cùng đi tìm hiểu một vài thông tin dành cho những người muốn tự mình lắp mạng điện cho nhà của mình nhé.
2. Những kiến thức cần thiết về điện khi thi công lắp đặt điện
a. Nắm rõ nguyên lý hoạt động của dòng điện
Kĩ thuật viên chắc chắn sẽ nắm rõ thông tin về cách hoạt động của dòng điện. Thường dòng điện đi từ lưới điện lớn chuyển sang các điện tổng và phân chia theo các nhánh đó là dây điện, nhờ có dây điện chia ra nên các hộ gia đình dễ sử dụng điện và những trang thiết bị điện khác mới liên kết dễ dàng và hoạt động mau chóng hơn.
b. Biết thao tác kĩ thuật cơ bản khi thi công lắp điện
Các thao tác kĩ thuật cơ bản nhất chính là chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, đeo đồ bảo hộ và biết cách lắp đặt để chính bạn an toàn mà người sử dụng cũng thấy an tâm hơn khi sử dụng điện năng.
c. Hiểu biết an toàn về điện
Là người am hiểu về điện chắc chắn việc an toàn là việc đặt lên trên hàng đầu nên khi bắt đầu lắp đặt mạng điện thì các kĩ thuật viên thường xem xét tổng thể nơi lắp đặt và chọn đúng vị trí để cho mạng điện mắc nối cố định và tránh được các tác động khác từ ngoài vào.
an toàn khi lắp điện
Luôn đặt an toàn lên hàng đầu khi lắp điện
d. Một chút khéo léo và chính xác nữa là ok
Khi bạn đọc qua sách hướng dẫn lẫn việc biết cách lắp đặt rồi thì chỉ cần chính bạn khéo léo một chút để cho dây mắc nối vào trong nhà tốt nhất không bị luộm thuộm hay rời rạc nhau để cho các thiết bị điện trong nhà sử dụng nhanh chóng và an toàn nhất. Kĩ năng của người mắc nối dây cũng rất quan trọng nên khi thực hiện công việc thi công cũng cần sự khéo léo để người thi công an toàn thực hiện hết các thao tác thi công mắc nối mạng điện.
3. Định hướng lắp thiết bị điện cho nhà ở cấp 4
a. Xác định vị trí nguồn điện vào nhà
Khi bạn xác định vị trí nguồn điện cấp vào nhà thì bạn cũng biết chính xác nguồn điện đó xuất phát từ mạng lưới điện của nhà nước và với mạng lưới điện này được chia ra làm nhiều nhánh để mỗi hộ gia đình đều được sử dụng điện năng.
Xác định vị trí lắp cầu dao tổng trong nhà
Thường khi xác định được vị trí nguồn điện vào nhà không khó nên người có kĩ thuật sẽ nắm rất rõ thông tin nguồn điện chính để cấp vào nhà bạn và việc dựa vào cách thức nối dây đến trụ điện phân nhánh nằm ở đâu để nhằm điều chỉnh cho đường dây điện nhà bạn tốt nhất. Đây cũng được xem là xác định được vị trí cụ thể mà lắp đặt mạng điện cho gia đình bạn an toàn nhất.
b. Xác định vị trí lắp bảng điện để thuận tiện cho việc sử dụng
Lắp bảng điện thường sẽ chọn vị trí dễ lắp nối các đường dây nhất, mọi nhà thường lắp bảng điện nằm bên hông cửa chính để mà việc điều chỉnh điện bên trong hay bên ngoài nhà dễ dàng hơn do đường dây điện dẫn truyền nguồn điện lớn từ ngoài vào nhà bạn nên việc lắp bảng điện phải suy xét góc độ và thiết kế của ngôi nhà nữa thì bảng điện sẽ lắp cố định và chính xác hơn.
Vị trí lắp bảng điện phù hợp thuận tiện cho việc sử dụng
c. Vị trí nào cần gió thì lắp quạt và điều hòa
Vị trí cần gió thường là phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp. Thông thường nhà bếp là nơi nóng nhất nên chỉ cần lắp đặt quạt máy là bạn có thể vừa làm bếp và hưởng thụ sự mát mẻ từ quạt điện, rất ít ai dùng điều hòa ở nhà bếp vì dễ bám nhiều khói hay bụi bẩn vào và việc phát ra hơi lạnh nhiều sẽ làm cho thức ăn mau nguội hơn nên đại đa số toàn lắp đặt máy quạt trong nhà bếp là vậy. Ngoài ra ở phòng khách của các hộ gia đình sẽ thường lắp quạt máy, với nhà cấp 4 thì dùng quạt máy hay điều hòa cho phòng khách hay phòng ngủ đều được hết.
Vị trí lắp điều hòa phù hợp
Thông thường vị trí phòng khách thì quạt hay điều hòa sẽ nằm bên hong có như vậy việc gió thổi dễ dàng và lan rộng không gian phòng khách hơn, không làm cho mọi người bị khó chịu khi gió thổi thẳng vào người. Phòng ngủ thì mỗi một nhà sẽ lắp đặt khác nhau, có người lắp máy điều hòa hay quạt ở vị trí đầu giường, bên không gian phòng hay là đối diện, tùy thuộc vào diện tích là kết cấu của gian phòng mà lắp đặt chính xác.
d. Vị trí nào cần ánh sáng thì lắp bóng đèn
Vị trí lắp bóng đèn thường là ở phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp và ở phòng khách tận 3 đến 4 bóng đèn, còn ở phòng ngủ 1 đến 2 bóng đèn và nhà bếp cũng vậy. Thường bóng đèn lắp ở trên tường cách mặt đất rất cao, tùy vào kết cấu của gian phòng mà lắp đặt sao cho không gây chói mắt người dùng mà còn tăng tính thẩm mỹ cho gian phòng đó.
Chọn vị trí lắp bóng đèn để lấy ánh sáng tốt nhất
e. Vị trí nào cần sử dụng thiết bị điện thì lắp ổ cắm
Vị trí cần sử dụng điện nhất đó là ở nơi lắp đặt đầu máy, tivi, ngoài ra vị trí nhà bếp cần lắp ổ cắm tại nơi giúp cho nồi cơm điện hay lò vi sóng dễ kết nối nhất, thêm 2 ổ cắm riêng để kết nối với máy giặt và tủ lạnh.
Với phòng ngủ thì kết nối máy tính bàn cùng ti vi tại một ổ điện để giúp cho máy tính hoạt động tốt cùng lúc với ti vi và modem phát wifi nữa.
Lắp ổ điện ở những vị trí thích hợp
f. Một số vị trí cần trang trí làm đẹp cho ngôi nhà
Vị trí giúp trang trí nhằm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn đó là các vị trí nhìn vào là thấy ngay, vừa làm các thiết bị điện nhà bạn gọn gàng mà còn tránh được các tác nhân tác động, mang đến các lợi ích lớn cho bạn nên cần phải dựa vào các yếu tố chung quanh để lắp đặt chuẩn xác hơn.
Trang trí đèn cho ngôi nhà thêm lộng lẫy
4. Thống kê số lượng thiết bị điện và dụng cụ cần mua
Việc thống kê về số lượng tùy thuộc vào người dùng sử dụng ra sao và chọn lựa thế nào mà lắp đặt mạng điện hiệu quả nên chủ yếu bài viết này sẽ nói đến các lợi ích lớn mà bạn lắp đặt tốt cho các thiết bị điện trong ngôi nhà của mình thôi.
Khi bạn lắp đặt mạng điện cần phải có kĩ thuật, biết cách chọn vị trí và lựa chọn dây điện có tiết diện thích hợp để giúp cho việc sử dụng điện năng của bạn an toàn hơn. Việc thống kê các thiết bị cần mua cũng mang tính hỗ trợ giúp cho bạn chọn lựa chính xác hơn các thiết bị cần cho việc lắp đặt mà thôi nên bạn không nên đặt nặng quá nhiều về việc này mà hãy dựa vào những tính năng và lợi ích mà các thiết bị điện mang lại mà chọn dùng lắp đặt cho ngôi nhà của bạn hợp lý hơn.
Thống kê số lượng dụng cụ và thiết bị điện cần mua
Không chỉ số liệu của các thiết bị điện quan trọng mà dụng cụ mua dùng để giúp lắp đặt thiết bị cũng quan trọng không kém. Thường thì mỗi một gia đình sẽ dùng búa, đinh, ốc, tua vít, máy khoan, bút thử điện và một vài dụng cụ khác nữa. Chính những dụng cụ này hỗ trợ tốt giúp cho việc lắp đặt thiết bị điện trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.
5. Tính toán và chọn số lượng dây điện phù hợp
Số lượng dây điện bạn muốn mua dùng dựa vào tổng thể ngôi nhà của bạn cần sử dụng là bao nhiêu và chủ yếu việc tính toán sẽ giúp cho bạn có thể chọn được dây điện dễ dàng hơn. Việc chọn dây điện dựa vào tiết điện dây và dây điện đó là 1 lõi hay nhiều lõi có thật sự thích hợp với các thiết bị điện mà ngôi nhà của bạn đang sử dụng hay không mà đưa vào lắp đặt an toàn giúp cho việc dùng điện năng ở nhà bạn tốt hơn.
6. Xác định kiểu lắp điện cho nhà ở cấp 4
a. Lắp điện nổi
Lắp điện nổi sẽ làm cho ngôi nhà trở nên không đẹp mắt nhưng bù lại việc đó thì người dùng điện sẽ dễ dàng tháo lắp hay điều chỉnh mạng điện trong nhà hơn. Chính điều này mà nhiều hộ gia đình thông thường rất hay chọn kiểu lắp điện nổi này vừa nhanh vừa tiết kiệm nhiều thời gian lắp đặt nên vô cùng tiện lợi cho người sử dụng điện năng.
Lắp điện nổi đẹp và an toàn
b. Lắp điện âm tường
Lắp điện âm tường là một cách thức hiện đại mang tính thẩm mỹ cao cho nơi lắp đặt và những căn hộ cao cấp hay sử dụng cách lắp đặt này mà đâu chỉ thế mà giờ đây lắp điện âm tường còn xuất hiện lắp đặt cho nhà cấp 4 rất nhiều do làm cho ngôi nhà có mạng điện chắc chắn hơn, tính thẩm mỹ cao hơn mà còn tránh được các tác nhân tác động từ ngoài vào dây điện. Thế nên bạn có thể dựa vào đây mà quyết định nên lắp đặt kiểu nào thích hợp nhất cho chính ngôi nhà của mình.
Lắp điện âm tường hơi khó nhưng không phải không làm được
NGHIA DAT TECH
Hãy ghé thăm chúng tôi !